0

Ký ức của tôi ngày tựu trường

Ký ức của tôi ngày tựu trường khi bước chân vào Đại học

Dù đã đi qua tuổi học trò nhưng cứ mỗi độ thu về, hòa trong không khí rộn ràng của mùa tựu trường, lòng tôi cũng trào dâng cảm xúc khi bước chân vào ngưỡng cửa Đại học, cứ nghĩ mình còn nhỏ được yêu thương vỗ về. Nhưng chợt nhận ra với vai trò là người giáo viên tương lai của đất nước, một sinh viên học trung cấp mầm non không còn nhỏ bé mà phải biết chăm lo cho bản thân khi xa nhà
Tôi nhớ những dòng đầu trong truyện ngắn tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh mà mẹ đã đọc cho nghe khi tôi còn là một đứa bé con. Ngày ấy, tôi ngây ngô và không giỏi sử dụng ngôn từ, cũng như chưa biết diễn giải cảm xúc của mình ra sao, nhưng nghe mẹ đọc những câu văn ấy lòng tôi bỗng thấy xúc động lạ. Quang cảnh buổi tựu trường hiện lên trước mắt tôi là một thế giới hoàn toàn mới mẻ nhưng cuốn hút vô cùng.
Quê tôi ngày ấy nghèo lắm. Con nhà nông, cuộc sống chỉ trông chờ vào vài sào ruộng. Nhiều đứa trẻ mới lớn lớn một chút đã phải phụ giúp bố mẹ giặt giũ, cơm nước rồi trông em. Đứa lớn hơn thì ra đồng phụ giúp bố mẹ công việc đồng áng.
Ký ức của tôi ngày tựu trường
(Ký ức ngày khai giảng khi bước chân vào Đại học)
Giữa những tháng ngày ấu thơ ấy, tôi và tụi bạn đã luôn mơ về giấc mơ được đến trường. Những buổi chăn trâu dọc bờ sông chúng tôi thường nán lại chốc lát để hòa mình vào không gian nhộn nhịp đang diễn ra dưới sân trường cách đó chừng một cây số. Dù khoảng cách giữa sự nhộn nhịp đông vui ấy với nơi chúng tôi đứng tưởng chừng chỉ cần nhấc đôi chân chạy một đoạn thôi là sẽ tới. Trong những giấc mơ ngày thơ ấu tôi luôn mơ thấy mình trong bộ áo trắng quần xanh mẹ mới may cho, loay hoay đứng giữa sân trường, đôi mắt ngẩn ngơ tìm kiếm những gương mặt bè bạn thân quen. Đó là những người bạn đã cùng tôi mơ một giấc mơ được đến trường, cùng tôi trải qua những trận mưa dông mùa hạ, những trận bão mùa hè và cùng tôi có những mùa đông áo mưa chấm đất lang thang chăn trâu giữa đồng, nhường nhau từng củ khoai nướng cháy khét. Có những buổi chiều chúng tôi nằm thõng thượt trên đồng ruộng, mặc cho cỏ may và bùn đất bám khắp người ngắm mây trời lang thang và ước mơ có một ngày được đến trường cùng nhau.
Rồi khi đến tuổi đi học, như hiểu được cái mong ước ấy, những đứa trẻ chúng tôi được bố mẹ cho đến trường. Ước mơ hôm nào đã thành hiện thực. Buổi tựu trường ấy trở thành khoảnh khắc mà mãi về sau chúng tôi vẫn không thể nào quên.
Hôm ấy là một buổi sáng đầu thu, trời trong xanh đến lạ. Mẹ chở tôi đi trên chiếc xe đạp đã gỉ sắt, bong sơn, tài sản duy nhất có giá trị trong nhà, đưa tôi băng qua những con đường quê nhám sạm đá sỏi để đến trường. Đó là một ngôi trường nhỏ nằm nép mình bên bờ sông Lô. Buổi sáng hôm ấy là buổi sáng thư thái nhất trong đời mẹ khi mẹ nghỉ làm để đưa tôi đến lớp. Tôi ngồi sau lưng mẹ nghe gió hát vi vu. Những hàng cây xanh tươi tỏa mát cả con đường. Tôi ngồi sau lưng mẹ để tâm hồn miên man theo từng đoạn cảnh và mơ màng nghĩ tới khung cảnh buổi tựu trường đầu tiên của mình.
Giờ đây tôi đã là sinh viên của lớp Liên thông Đại học Sư phạm Hà Nội nhưng cảm xúc về ngày khai trường ấy cứ như một giấc mơ vẫy gọi tôi. Nhiều năm nhìn lại, tôi vẫn ngỡ mình là cô bé ngày xưa - lon ton nấp sau lưng mẹ giữa sân trường nhộn nhịp năm nào. Ký ức về buổi tựu trường đầu tiên ấy trở thành kỷ niệm đẹp của cuộc đời.
Xem chi tiết
0

Góc khuất của học thêm và dạy thêm cho trẻ

   Ngành giáo dục đã và đang đổi mới giáo dục bằng mọi hình thức. Một trong số đó là quy định về cấm dạy kèm và dạy thêm cho trẻ. Vấn nạn này xảy ra thường xuyên liên tục và kéo dài nhất là ở các đô thị lớn.

Liên thông sư phạm tiểu học

    Vấn đề học thêm và dạy thêm đang là một vòng luẩn quẩn mà ngành giáo dục chưa thể gỡ dối được. Giáo viên thì bị cấm dạy thêm còn cha mẹ học sinh thì bằng mọi giá ép con em mình đi học vì sợ thua kém bạn bè. Nhà có điều kiện thì cho con đi học thêm ba môn Toán, Tiếng Việt và Tiếng Anh, nhà không có điều kiện cũng cho con mình đi học ít nhất một môn. Nhiều lúc tôi tự hỏi là học sinh cấp một mà đã phải đi học thêm sao, học cái gì và chất lượng tới đâu. Thế nhưng không ai bảo ai, cuộc chạy đua học thêm, dạy thêm cứ diễn ra sôi sục như trên mặt trận vậy.
giáo viên tiểu học
Học thêm nhiều sẽ làm trẻ căng thẳng và dễ dẫn tới strees ở trẻ
Xem chi tiết
0

Áp dụng quy định xếp lương mới cho giáo viên tiểu học công lập

Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV giữa Bộ nội vụ và Bộ GD-ĐT quy định chi tiết mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh của giáo viên tiểu học hệ công lập. Quy định có hiệu lực từ ngày 3/11.

Theo đó, Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học trong các trường tiểu học công lập.
Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học trong các trường tiểu học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: Giáo viên tiểu học hạng II - Mã số: V.07.03.07; giáo viên tiểu học hạng III - Mã số: V.07.03.08; giáo viên tiểu học hạng IV - Mã số: V.07.03.09.
Thông tư 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, như sau:
Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II ( Đại học Sư phạm Tiểu học ) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98).
Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III ( Cao đẳng tiểu học ) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89).
Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng IV ( trung cấp tiểu học  hoặc văn bằng 2 giáo dục tiểu học ) được áp dụng hệ số lương viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).
Trung cấp mầm non
Đia chỉ tin cậy để nâng hệ số lương 
Việc xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức quy định tại Thông tư này đối với viên chức đã được xếp lương vào ngạch giáo viên ngành giáo dục tiểu học theo quy định tại Quyết định số 202/TCCP-VC; Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV; Nghị định số 204/2004/NĐ-CP; Khoản 4 Mục II Thông tư liên tịch số 81/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 10 tháng 8 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với một số ngạch công chức, viên chức mới được bổ sung hoặc có thay đổi về phân loại công chức, viên chức thuộc ngành thủy lợi, giáo dục và đào tạo, văn hóa - thông tin, y tế và quản lý thị trường được thực hiện như sau:
Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định, viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học có hệ số bậc lương bằng ở ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bậc lương và phần trăm (%) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm.
Ví dụ: Bà Nguyễn Thị C, đã xếp ngạch giáo viên tiểu học (mã số 15.114), bậc 4, hệ số lương 2,46 kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. Nay được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng IV (mã số V.07.03.09) thì xếp bậc 4, hệ số lương 2,46 của chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng IV kể từ ngày ký quyết định; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013.
Hoàng Mạnh
Xem chi tiết
0

Bức tâm thư dành cho em trước ngày thi tốt nghiệp

     Vậy là cũng đã thấm thoát 2 năm kể từ ngày em bước chân vào môi trường sư phạm, để trở thành giáo viên tiểu học. Nghề cao quý của những nghề cao quý, hoàn thành tâm nguyện là giáo viên tiểu học và trách nhiệm trồng người của mình cho đất nước.

     Hai năm là khoảng thời gian không ngắn cũng không dài, nhưng nó cũng đủ cho anh nhận ra được lòng yêu nghề và quyết tâm trở thành giáo viên tiểu học của em như thế nào. Thời gian cũng giúp anh nhận ra và quyết tâm rằng vợ tương lai của anh sau này chính là một giáo viên tiểu học.
giáo viên tiểu học
Thời gian giúp anh quyết tâm rằng vợ tương lai của anh sau này chính là một giáo viên tiểu học.
Xem chi tiết
0

Rèn ý thức tự giác thay vì dùng bài tập để quản lý trẻ

Ba ngày Tết sắp sửa trôi qua, tiếng than thở của không ít phụ huynh vang lên không ngớt vì “không có bài tập Tết, không thể quản con”.

> Học trung cấp tiểu học
> Xét tuyển trung cấp tiểu học trường đại học thủ đô hà nội
      “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” luôn được các bậc làm bố làm mẹ dùng để lập luận cho quan điểm dạy con, quản con của mình. Có bố mẹ chủ trương cho con nghỉ ngơi thoải mái dịp Tết, không vướng bận sách vở. Có bố mẹ vẫn muốn con “cày” một đống bài tập Tết để con không quên nhiệm vụ học tập. Bởi vậy khi các trường học đưa ra chủ trương không giao bài tập cho học sinh dịp Tết lại nhận được nhiều ý kiến trái chiều như vậy.
Nhận bài tập Tết, không ít các con lao vào làm ngay, giải quyết xong để chơi thoải mái. Sau đó bố mẹ có nhắc nhở gì thì cũng vin vào cớ đã hoàn thành nhiệm vụ để tiếp tục chơi. Có trẻ thì học theo kiểu đợi “nước tới chân mới nhảy”, mai mốt bắt đầu đi học mới hối hả, gấp gáp làm để có nộp cho thầy cô kẻo bị phạt. Và ta nhận ra rằng, không phải các con đang học tập mà đang đối phó với kiến thức, bố mẹ, thầy cô.
giáo viên tiểu học
Rèn ý thức hoc thay vì dùng bài tập để quản lý con
      Việc dùng bài tập Tết để quản con thật sự sẽ không hữu ích. Bởi chúng ta không thể ép buộc con cái học, học suốt ngày, trong khi không khí Tết đang rộn ràng ngoài kia. Gánh nặng sách vở sẽ tạo ra nỗi chán chường, sợ hãi việc học. Và miền kí ức tuổi thơ của các con sẽ đơn điệu, nhạt nhẽo lắm. Đó là còn chưa kể các con mải luyện các lí thuyết khô khan mà chẳng biết gì về những bài học thực tế và những kĩ năng sống bị thiếu hụt là điều tất nhiên.
Một thực trạng đáng báo động của con trẻ thời nay là sự lạm dụng các thiết bị công nghệ số. Các con không thể tách rời mấy cái điện thoại thông minh hay máy tính bảng đa năng với game online hay mạng xã hội. Cắm cúi chơi suốt ngày và dường như quên mất cuộc sống xung quanh. Chán chơi ở nhà, rủ nhau ra quán nét, thoải mái chơi mà không bị bố mẹ quấy rầy. Những trẻ dành thời gian chơi trên mười tiếng đồng hồ mỗi ngày không phải là hiếm. Vậy là bố mẹ kêu ca không có bài tập để con bớt chơi. Nhưng có bài tập rồi, bố mẹ có thể quản con chơi ít lại hay quản lí quĩ thời gian rãnh rỗi của trẻ tốt hơn không? Tôi e là không, bởi điều này đã tạo thành thói quen và nếp sinh hoạt lâu nay.
trung cấp tiểu học
Thay vì dùng bài bài tập quản con hãy rèn ý thức cho trẻ
     Thay vì dùng bài tập Tết để quản con, tôi thiết nghĩ cách làm tối ưu hơn cả là rèn cho con một ý thức, một thái độ, một thói quen đúng đắn đối với việc học và cả việc chơi. Bố mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con cái mình ý thức sâu sắc việc học tập, biết tự làm thêm bài tập còn thiếu, biết hẹn giờ thức dậy ôn bài chuẩn bị kiểm tra… Và dịp Tết đến, biết tự sắp xếp thời gian biểu học tập hợp lí của mình. Chơi và biết điểm dừng. Bố mẹ chỉ cần nhắc nhở và hoàn toàn yên tâm, tin tưởng vào con cái. Thực tế này đang diễn ra ở rất nhiều gia đình vẫn luôn đề cao ý thức giữ gìn nề nếp học tập, sinh hoạt.
      Tất nhiên để tạo ý thức, thói quen cho trẻ trong dịp Tết, cần phải có một quá trình rèn luyện ngay từ nhỏ với cái “tâm” của bố mẹ. Cây non dễ uốn. Nhưng nếu uốn không đúng cách, vô tình tạo ra những đường cong lệch lạc rồi cây lớn lên sẽ mang trên mình những vết sẹo, những vết hằn, những vết lồi lõm đáng tiếc. Con trẻ như cây non vậy, rất cần được uốn đúng cách.
Xem chi tiết
0

Cô giáo làng gần 20 năm trông trẻ miễn phí

       Đó là bà Nguyễn Thị Ngân, người phụ nữ gần 20 năm qua đã giữ trẻ miễn phí ở một làng quê nghèo thuộc xã An Dương, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

“Trong cuộc đời của mình không phải không có người đàn ông theo đuổi nhưng nghĩ đến tình cảm nam nữ, mình lại cảm thấy phức tạp và mất nhiều thời gian. Mình chỉ muốn dành cho các cháu những tình yêu thương chân thực nhất của mình” – Bà Nguyễn Thị Ngân, người phụ nữ gần 20 năm giữ trẻ miễn phí ở một làng quê nghèo thuộc xã An Dương, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang tâm sự.
Hơn 30 tuổi mới học lớp 5
       Dường như định mệnh bắt bà Ngân phải gắn bó với những đứa trẻ còn nhiều khó khăn ở quê hương bà. Bởi ngay từ lúc sinh ra, bà đã thiếu thốn sự chăm sóc của gia đình.
Bà là con thứ 4 trong gia đình có đến 10 anh, chị em, như một cây dại lớn lên từng ngày. Học hết lớp 5 cô bé Ngân phải nghỉ học để cùng phụ giúp bố mẹ làm ruộng, bắt cua, bắt cá… Năm 1993, Ngân vào Nam làm công nhân.
Trong một buổi đi chơi, Ngân thấy những lớp học mầm non do người dân tự đứng ra tổ chức. Chợt nghĩ đến những đứa trẻ ở quê đang phải sống vất vưởng, thiếu sự giáo dục từ nhỏ do cuộc sống còn khó khăn, bố mẹ không có đủ tiền cho con đi học đàng hoàng, Ngân bắt đầu khát khao được là người đưa đò cho chúng.
giáo viên mầm non
Bà Ngân vui chơi cùng con trẻ
Xem chi tiết
0

Cô giáo tiểu học Đắk Lắk xinh đẹp, hát hay, kinh doanh giỏi

Cô giáo Võ Thị Hoài Thương (SN 1990) trường tiểu học Trần Quốc Toản (huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) sở hữu vẻ ngoài xinh xắn, đáng yêu và được ngưỡng mộ bởi tài kinh doanh giỏi với thu nhập lên tới trăm triệu đồng mỗi tháng.

     Ngay từ hồi còn bé, vốn là cô bé hiếu động, yêu thích ca hát nên Hoài Thương rất muốn sau này được trở thành ca sĩ. Sau khi tốt nghiệp THPT, Hoài Thương đã quyết định thi vào trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương  để theo đuổi ngành học giáo dục tiểu học, trở thành cô giáo dạy nhạc cho các em học sinh.
Cô giáo trẻ Hoài Thương xinh xắn, giỏi giang
Cô giáo trẻ Hoài Thương xinh xắn, giỏi giang
Xem chi tiết